Xin chào các bạn,
Khi chúng ta lên Google search “HR là gì?” các bạn sẽ nhận được vô vàn những kết quả cho các khái niệm về ngành Nhân sự (Human Resources).
Với tôi, một người không học về nhân sự nhưng yêu thích công việc về “Nhân sự”, khái niệm về Nhân sự với tôi thay đổi khá nhiều trừ trước khi tôi làm về HR, khi tôi bắt đầu làm HR, và bây giờ đã thay đổi khá nhiều:
- Giống bao bạn trẻ Việt Nam, đi học Đại học nhưng tới khi ra trường vẫn mông lung chưa biết ra trường thích làm gì, và sẽ làm gì. Nên sau khi ra trường, tôi vẫn đi theo đúng chuyên ngành học của mình (đi phiên dịch). Tôi đã làm tròn công việc của mình (được sếp tăng lương trước kì), nhưng vẫn thấy thiếu thiếu gì đó trong công việc: Thiếu sự đam mê, và tâm huyết. Sau khi tôi mang những trăn trở của mình ra tâm sự, được các “đồng nghiệp lớn” hỏi: Thế mày thích làm gì? Tôi chỉ trả lời đơn giản: Làm gì liên quan tới con người…… và đó là con đường tôi đến với Nhân sự.
- Nhưng gian nan một nỗi là đi nộp hồ sơ xin việc ở đâu cũng fail, mặc dù chỉ yêu cầu một công việc 4 -5 triệu để học việc cũng được. Đến khi tôi nộp Hồ sơ vào Toyota xin làm Nhân sự, thì được chị Trưởng phòng gặp trực tiếp và tư vấn sang vị trí “Trợ lý cho Ban Giám đốc” chứ CV của tôi rất khó xin làm HR. Tôi đã nhận lời. Và cơ hội đã đến khi chị nhân viên Nhân sự bên tôi xin nghỉ việc. Tôi đã xin cover vị trí đó (không nhận thêm lương) để HỌC. Lúc này, Nhân sự với tôi đơn giản là Tuyển (đăng tuyển, phỏng vấn), Hợp đồng (làm Hợp đồng, lưu trữ Hợp đồng), Bảo hiểm, Chấm dứt Hợp đồng.
- Sau hơn 2 năm kiêm nhiệm ở Toyota, tôi đã xin chuyển sang một công ty Tư vấn của Nhật, phụ trách mảng Nhân sự, chủ yếu là Hợp đồng, và Nhân sự cho Lao động nước ngoài. Sau đó, tôi chuyển sang Language Link làm Chuyên viên tuyển dụng và chế độ cho Giáo viên. Nếu nói là HR thì có lẽ cũng chưa hẳn, nhưng nó làm tôi thấm hơn về công việc và càng hiểu rằng tôi thực sự có niềm đam mê với ngành này. Với vốn hiểu biết hiện tại, “Nhân sự” với tôi là “Sale” ( lặn lộn làm sao để tạo network, để tuyển không chỉ “Đủ” mà phải “Đúng” người), là “Customer service” (chăm sóc chế độ phúc lợi cho người Lao động, lắng nghe nguyện vọng từ NLĐ và phía quản lý, giải quyết tranh chấp, etc.), là đào tạo nội bộ, là Cán bộ đối ngoại, cán bộ Tư vấn, nhưng vẫn là học viên (luôn học hỏi từ trong chính Công ty và trau dồi thêm bên ngoài để công việc của mình có nhiều màu sắc, v.v…
Và tôi tin rằng, khi tôi tiếp tục theo đuổi con đường của 1 HR chuyên nghiệp, thì khái niệm về HR trong tôi sẽ tiếp tục được định nghĩa tại mỗi thời điểm, theo những màu sắc mà tôi nhìn về công việc của mình.